[10.10.05] Nhạc Hàn Quốc đang mất dần sự sáng tạo? (tiếp theo và hết)

hyemi

Tiểu muội nhà M
Staff nghỉ hưu
20101004kent02.jpg

Tham gia các chương trình âm nhạc đã trở thành điều kiện bắt buộc đối với ca sĩ để tên tuổi và âm nhạc của họ được biết đến. Các đài truyền hình lớn như KBS, MBC và SBS dành 80 – 90% thời lượng của loạt chương trình này cho các nhóm nhạc thần tượng và ca sĩ nhạc dance.

Đại diện công ty A tiết lộ: “Ngay cả trong quá khứ, các ca sĩ thần tượng cũng chiếm số đông. Chỉ khác là khi ấy vẫn còn nhiều dòng nhạc khác nhau. Ngày nay, mọi sự chú ý gần như chỉ tập trung vào một thể loại duy nhất”.

Cũng theo một đại diện khác từ công ty B: “Các bài hát bây giờ thực tế cũng chỉ là “nhạc TV” – hiểu nôm na là loại nhạc viết cho TV – không hơn. Vấn đề duy nhất là tần suất làm khách mời trên sóng truyền hình có đủ để đưa họ lọt vào các bảng xếp hạng hay không mà thôi”.

Đại diện công ty C còn cho biết thêm: “PD của các chương trình âm nhạc cũng là một vấn đề. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào ratings. Chưa có một PD nào công khai từ chối phát một bài nhạc đạo trong chương trình của họ. Âm nhạc không còn được xem là một sản phẩm mang tính sáng tạo nữa. Quan niệm sai lầm “âm nhạc đồng nghĩa với tiền” đã ăn sâu vào tiềm thức của thế hệ đương đại”.

Tuy nhiên, chúng ta không thể hoàn toàn đổ lỗi cho các chương trình âm nhạc. Sự thống trị của các công ty lớn cũng là một vấn đề không kém phần nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp âm nhạc.

Đã trở thành quy luật, bất kì ca sĩ thần tượng nào được đào tạo bởi một công ty lớn cũng sẽ thành công dù họ hát bài gì. Các nhóm nhạc thần tượng nói trên đương nhiên cũng có nhiều cơ hội kiếm được thu nhập cao hơn, do một hay hai thành viên có thể dễ dàng ký được hợp đồng quảng cáo, qua đó tuyên truyền hình ảnh chung của nhóm. Những nhóm thần tượng được sự hậu thuẫn của các tập đoàn lớn có quyền tham gia hoặc rút khỏi các chương trình tạp kỹ tùy theo ý muốn của họ.

Các trang nhạc online cũng tỏ rõ sự thiên vị đối với các nhóm thần tượng để cải thiện doanh thu. Họ đã bắt đầu chiều theo thị hiếu của fan các nhóm thần tượng lớn và xếp loại các bài hát thần tượng trong list nhạc đáng nghe để thu hút các fan mua thêm nhiều nhạc. Nhiều công ty quản lý nhỏ đã hơn một lần lên tiếng phàn nàn về những khó khăn ngày càng chồng chất ngay cả trong việc promote các bài hát mới của gà nhà.

Thậm chí các nhà phân phối cũng bí mật quảng cáo mạnh tay hơn cho các ca sĩ liên kết với công ty của họ.

Đại diện công ty B khẳng định: “Phần lớn các trang nhạc chỉ list những bài hát do họ tự quyết định. Nếu thấy một ca khúc không có giá trị lợi nhuận, họ thậm chí còn chẳng buồn tạo nhạc chuông cho ca khúc đó, gián tiếp khiến các ca sĩ không thể thành công chỉ bằng thực lực ca hát”.

Một nhà phê bình nhạc nhẹ đưa ra ý kiến: “Cùng với sự chú ý dành cho các bài hit ngày càng giảm, hình thức mua nhạc số đã phát triển nhanh chóng. Kéo theo đó là việc các ca khúc mới liên tục xuất hiện trên thị trường. Đúng là các nhóm nhạc thần tượng đã góp phần thúc đẩy toàn ngành công nghiệp, không chỉ về mặt âm nhạc mà còn trên nhiều phương diện khác, nhưng mất mát cũng không hề nhỏ”.

20101004kent03.jpg

Dù thực tế cho thấy vấn đề đang trở nên ngày càng bức thiết, nhiều người trong ngành dường như đã tìm ra một số giải pháp cải thiện tình hình hiện tại.

Biện pháp quan trọng nhất nhằm tạo ra những chuyển biến cần thiết là sự thay đổi của chính các công ty âm nhạc và nhà phân phối. Đại diện từ phía một doanh nghiệp phát hành nhạc khẳng định: “Lợi nhuận là quan trọng, song chúng ta cũng phải tái đầu tư để tiếp tục tạo ra những sản phẩm âm nhạc có chất lượng. Mặc dù việc thu về lợi nhuận có thể sẽ là bất khả thi trong ngắn hạn, chúng ta vẫn cần nỗ lực cải thiện toàn bộ thị trường nhạc”.

Hơn thế, cần có những tiêu chí đánh giá công bằng hơn đối với các chương trình và website âm nhạc. Cả hai đối tượng trên phải đảm bảo không thiên vị bất kỳ công ty nào và nhạc được phân phối công bằng để đánh giá được đưa ra bởi công chúng thay vì bản thân họ.

Theo phát biểu từ phía đại diện trong giới ca sĩ indie rock: “Khó lòng thay đổi tất cả chỉ trong một sớm một chiều. Nhưng dĩ nhiên chúng tôi rất mong những người ở vị trí có thể tạo ra sự thay đổi như các PD hay giám đốc marketing ý thức được trách nhiệm của mình và ít nhất là nghĩ đến những người như chúng tôi”.

Guitarist của một ban nhạc bày tỏ thêm: “Là những người làm nhạc, bản thân chúng tôi cũng phải thay đổi. Không thể phủ nhận là chúng tôi đã tự giam mình trong bốn bức tường vô hình khi theo đuổi nhạc rock, indie, hay những dòng nhạc “không chính thống”. Chúng tôi cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo toàn tính chân thực cho âm nhạc của chúng tôi và chú ý nhiều hơn đến nhạc thương mại để tiếp cận công chúng”.

Source + Photos: TV Report
Viet trans: hyemi@shinhwavn.com
 
Last edited:

Libra

Tiểu thiếp nhà Kim
Moderator
e thật k biết cmt gì=)
chỉ biết yêu mimi vô vàn luôn :">

hôm qua định cafe vs mimi và su cũng 1 phần để giải toả vấn đề này=))
 

shali

Chánh thất nhà Lee, S.V.C Writing Contest, Giải An
Sub Group Leader
vậy túm lại 1 câu: trách ai đây? :))
ca sĩ, nhóm nhạc, công ty, PD? Hay khán giả? :))
Ai cũng hỉu quá rõ câu nói "Yêu nhau yêu cả đg đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng." Chỉ cần mình khiến khán giả thích mình, họ cũng sẽ thích bất cứ thứ gì thuộc về mình. Nếu ko phải fan thì ko phải thế, còn đã là fan, nhất thiết, bắt buộc phải như thế.

Đó là quy luật - 1 quy luật hiển nhiên đối với các bạn trẻ hiện nay.

Thậm chí có kẻ sau khi đọc bài này đã phán xét: Đừng trách những nhóm nhạc trẻ, có trách thì trách những ca sĩ già ko có tài năng, làm sao sánh đc với các nhóm nhạc thần tượng, vừa đẹp, vừa đa tài. :)):)):))

Thế nào là ko có tài năng? Thế nào là đa tài?

Đài truyền hình, ng` ta thấy nhóm đó anh đó chị đó đc yêu thích, đương nhiên sẽ dành nhiều thời lượng và ưu đãi hơn. Khán giả, thấy nhóm đó anh đó chị đó xuất hiện quá nhiều, quá dễ thương đáng yêu, đương nhiên sẽ dành nhiều tình cảm hơn.

Lỗi do thần tượng đã quá chú trọng đến việc lấy lòng khán giả, hay lỗi do đài truyền hình đã chèn ép các tài năng thực sự chỉ vì cty họ nhỏ, ko có tiền PR, hoặc lỗi do báo chí đã mức tung hô ca ngợi lên đến mức thần thánh và đỉnh cao toàn Châu Á, hay do fan, những kẻ ngoài thần tượng mình ra thì ko còn biết đến bất kì ai, những kẻ quay lưng bỏ về khi hết phần biểu diễn của thần tượng mà ko cần biết sau đó còn ai hát ko, những kẻ hoàn toàn ko thể nhìn thấy tương lai 10, 20, thậm chí 30 năm sau của thần tượng mình đang điên cuồng yêu thích?

Gãi thì gãi đúng chỗ rồi đấy, nhưng chỉ 1 phần thôi. Đã đánh thì phải đánh thẳng vào tim, đừng đánh ở phần mềm kẻo chúng nó chửi :)):)):))
 
Top